Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.600.347

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Say rượu có được xem là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự không

Khi tỉnh táo con người đã khó kiềm chế bản thân mình khỏi những hành vi phạm pháp. Có một số người lại viện cớ say rượu, không thể kiểm soát được hành vi của mình, dẫn đến việc phạm tội. Vậy khi phạm tội trong tình trạng say rượu, có phải là căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự?

1/  Phạm tội trong tình trạng say rượu 

“BLHS-Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Theo đó, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Bộ luật này chỉ miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi.

Khi phân tích người phạm tội trong tình trạng say rượu ta thấy được rằng:

- Người phạm tội đã tự đặt mình vào tình trạng say rượu, mặc dù tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội họ có thể không hoàn toàn tỉnh có trách nhiệm đối với hành vi do mình gây ra.

- Về mặt xã hội, việc bắt người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say phải chịu trách nhiệm bình thường biểu hiện thái độ của xã hội đối với tệ nạn say - người say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội. Quy định này nhằm phòng chống, ngăn ngừa tội phạm lợi dụng tình trạng say rượu, bia và các chất kích thích khác để thực hiện tội phạm.

2/  Phạm tội khi say rượu có thể là tình tiết tăng nặng 

Say rượu không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trái lại, với một số tội danh nhất định, đây được coi là tình tiết tăng nặng. Ví dụ: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015); Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267 Bộ luật Hình sự 2015); Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 272 Bộ luật Hình sự 2015); ...

Vì những lý do trên, việc viện dẫn lý do say rượu khi phạm tội nhằm trốn tránh trách nhiệm đối với những hành vi mà mình thực hiện là một việc làm trái pháp luật và trái với chuẩn mực chung của xã hội.

Cẩm Tú

Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật APOLO LAWYERS.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon